bigin-zoho

Liên hệ

Cách viết email từ chối nhận việc khéo léo nhất dành cho ứng viên 2024

Từ chối lời mời làm việc là một quyết định không dễ dàng. Dù vì bất kỳ lý do gì, bạn cũng nên viết thư từ chối rõ ràng, lịch sự để thể hiện sự trân trọng với công ty. Với một email từ chối, nhà tuyển dụng sẽ biết được tình hình của bạn và tiếp tục trong công cuộc sàng lọc ứng viên của họ. Vậy nên viết email từ chối offer khéo léo có khó không? Hãy đọc ngay bài viết này của Phanmembiz.

Nội Dung Chính

1. Cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi từ chối một cơ hội việc làm

Trước khi gửi mail từ chối nhận việc, hãy chắc chắn rằng bạn chấp nhận không muốn công việc này. Nếu một số yếu tố, như lương thưởng và phúc lợi được thay đổi theo mong muốn của bạn, hãy suy nghĩ thật kỹ vì nếu từ chối, cơ hội này sẽ thuộc về người khác.

Tuy nhiên, nếu bạn đã xem xét kỹ lưỡng và quyết định không chấp nhận nó, hãy soạn và gửi một mail từ chối nhận việc một cách khéo léo, lịch sự, biết ơn và đúng lúc là một cách tuyệt vời để duy trì mối quan hệ tốt đẹp với nhà tuyển dụng.

cach viet email tu choi 1

Bạn không bao giờ biết khi nào hoặc bằng cách nào con đường của bạn có thể chuyển hướng một lần nữa. Vì vậy, việc thể sự trân trọng luôn là một cách thể hiện tốt về tính chuyên nghiệp.

>>> Đăng ký tư vấn dịch vụ Zoho Mail: Đăng ký tại đây!

2. Thời điểm thích hợp để từ chối nhận việc

Thời điểm tốt nhất để từ chối lời mời làm việc là trước khi ký hợp đồng lao động. Khi đó, bạn có toàn quyền quyết định và không cần chịu bất kỳ ràng buộc nào. Tuy nhiên, hãy cân nhắc kỹ lưỡng lý do từ chối để đảm bảo quyết định của bạn là đúng đắn.

Trong trường hợp bạn đã đồng ý lời mời làm việc hoặc ký hợp đồng lao động, bạn cần kiểm tra lại các điều khoản để đảm bảo không vi phạm hợp đồng. Nếu có, bạn cần tham khảo ý kiến của luật sư, chuyên gia tuyển dụng hoặc người quản lý nhân sự để được tư vấn.

Để tránh rơi vào tình huống này, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định. Nếu bạn vẫn chưa chắc chắn, bạn có thể yêu cầu công ty cung cấp thêm thông tin về vị trí công việc, mức lương, chế độ đãi ngộ,…

cach viet email tu choi 2

3. Cách ứng xử khéo léo khi từ chối nhận việc

3.1. Thể hiện sự biết ơn vì công ty đã tạo cơ hội cho bạn

Việc gửi lời cảm ơn khoảng thời gian quý báu mà doanh nghiệp đã bỏ ra có thể cùng bạn tạo cơ hội cho đôi bên. Vì nhà tuyển dụng đã mất rất nhiều thời gian để sàng lọc ứng viên, đọc CV và phỏng vấn. Hiển nhiên bạn biết rằng, giữa vô vàn hồ sơ, để chọn lọc và tìm hiểu về ứng viên cũng là một sự cố gắng của doanh nghiệp mà nhỉ?

3.2. Đưa ra lý do ngắn gọn

Sau khi đã cảm ơn, điều bạn cần thực hiện tiếp theo chính là trình bày lý do. Bạn hoàn toàn có thể tìm những lý do nào đó thật ngắn gọn, hợp lý nhưng vẫn không gây mất cảm tình với doanh nghiệp.


Một số lý do thường thấy bạn có thể cân nhắc: nhận được lời mời tốt hơn, địa điểm làm việc xa nhà, có kế hoạch đột xuất,…

cach viet email tu choi 3

3.3. Đưa ra một vài góp ý cho nhà tuyển dụng

Ngoài ra, bạn còn có thể gửi một vài những góp ý nho nhỏ trong quá trình tham gia ứng tuyển của bạn đến cho nhà tuyển dụng. Có thể đó là những nhận xét, những lời khen động viên, những phản hồi chưa tốt,… Bạn có thể hơi e dè về việc này, nhưng nhà tuyển dụng sẽ thực sự mong chờ những điều đó đấy!

3.4. Tạo ra nhiều cơ hội sắp tới

Sau khi đã từ chối nhận việc, bạn đừng vội khép lại sự kết nối giữa bạn và nhà tuyển dụng nhé. Bởi một lý do đơn giản, trong tương lai, cơ hội còn rất nhiều. Vì thế chẳng vội gì mà bạn dừng lại bởi chỉ nghĩ cho hiện tại mà bỏ lỡ những cơ hội hợp tác về sau.

>>> Đăng ký tư vấn dịch vụ Zoho Mail: Đăng ký tại đây!

4. Các mẫu email từ chối nhận việc hay nhất 2024

4.1. Mẫu email từ chối nhận việc bằng tiếng Việt

Kính gửi [Tên công ty],

 

Tôi là [Tên bạn], ứng viên cho vị trí [Tên vị trí] tại [Tên công ty].

 

Tôi rất cảm ơn Quý công ty đã dành thời gian và cơ hội cho tôi trong quá trình phỏng vấn. Tôi đã có những trải nghiệm và nhận được những thông tin rất bổ ích từ Quý công ty.

 

Tuy nhiên, sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, tôi đã quyết định từ chối lời mời làm việc của Quý công ty. Lý do là [Lý do từ chối].

 

Tôi xin chúc Quý công ty sớm tìm được ứng viên phù hợp cho vị trí này.

 

Tôi cũng muốn gửi một số góp ý nhỏ trong quá trình tham gia ứng tuyển của tôi đến cho Quý công ty. Cụ thể, tôi nghĩ rằng [Góp ý].

 

Tôi rất mong có cơ hội được hợp tác với Quý công ty trong tương lai.

Kính thư,

Ký tên

4.2. Mẫu email từ chối nhận việc bằng tiếng Anh

Dear [Tên công ty],

 

My name is [Tên bạn], and I applied for the [Tên vị trí] position at [Tên công ty].

 

I am writing to express my sincere gratitude for the opportunity to interview for this position. I enjoyed learning more about [Tên công ty] and the [Tên vị trí] role.

 

After careful consideration, I have decided to decline your offer. I understand that this is a competitive position, and I wish you the best of luck in finding the right candidate.

 

I also wanted to share some feedback about my interview experience. I thought the interviewers were very friendly and knowledgeable. I found the interview process to be well-organized and efficient.

 

I am still interested in working in the [Lĩnh vực] field, and I would be happy to stay in touch with you in case any other opportunities arise.

 

Thank you again for your time and consideration.

Sincerely,
Ký tên

4.3. Mẫu thư để từ chối một công việc không phù hợp

Thân gửi [Tên công ty],

 

Em là [Họ và Tên]. Trước hết, cho phép em được gửi lời cảm ơn tới Anh/Chị/Quý công ty đã tạo cơ hội cho em được tiếp quản vị trí [Tên vị trí ứng tuyển] tại công ty [Tên công ty].

 

Tuy nhiên, sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, em nhận thấy vị trí công việc này không thật sự phù hợp với khả năng và mục tiêu cá nhân của em. Vì vậy, em thực sự rất tiếc khi phải từ chối lời mời nhận việc này. Rất mong Anh/Chị/Quý công ty thông cảm.

 

Em thật lòng biết ơn Anh/Chị/Quý công ty đã quan tâm đến hồ sơ ứng tuyển của em, dành thời gian phỏng vấn và cũng như gửi cho em lời mời đề nghị nhận việc cho vị trí này. Hy vọng chúng ta sẽ có cơ hội hợp tác trong tương lai.

 

Chúc công ty sẽ nhanh chóng tìm được ứng viên phù hợp cho vị trí này. Chúc công ty sẽ luôn thành công và phát triển.

Trân trọng,
Ký tên

4.3. Mẫu thư để từ chối vì mức lương chưa được như mong muốn

Thân gửi [Tên công ty],

 

Em là [Họ và Tên]. Trước hết, cho phép em được gửi lời cảm ơn chân thành tới Anh/Chị/Quý công ty đã tạo cơ hội cho em được tiếp quản vị trí [Tên vị trí ứng tuyển] tại công ty Y.

 

Em rất cảm ơn Anh/Chị/Quý công ty đã dành thời gian thảo luận và cân nhắc mức lương kỳ vọng của em. Tuy nhiên, mức lương hiện tại mà công ty đưa ra cho vị trí này vẫn chưa thực sự là con số tương ứng phù hợp như em mong đợi. Vì vậy, em rất tiếc khi phải từ chối lời mời nhận việc này. Rất mong Anh/Chị/Quý công ty thông cảm.

 

Em thật lòng biết ơn Anh/Chị/Quý công ty đã quan tâm đến hồ sơ ứng tuyển của em, dành thời gian phỏng vấn và cũng như gửi cho em lời mời đề nghị nhận việc cho vị trí này. Hy vọng chúng ta sẽ có cơ hội hợp tác trong tương lai.

 

Chúc Anh/Chị/Quý công ty sẽ nhanh chóng tìm được ứng viên phù hợp cho vị trí này. Chúc công ty Y sẽ luôn thành công và phát triển.

Trân trọng,
Ký tên

4.3. Mẫu thư để từ chối khi bạn thấy văn hoá công ty chưa phù hợp

Thân gửi [Tên công ty],

 

Em là [Họ và Tên]. Trước hết, cho phép em được gửi lời cảm ơn chân thành tới Anh/Chị/Quý công ty đã tạo cơ hội cho em được tiếp quản vị trí [Tên vị trí ứng tuyển] tại công ty Y.

 

Tuy nhiên, sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, em cảm thấy môi trường làm việc tại công ty không thực sự phù hợp với bản thân mình. Do đó, em cảm thấy tiếc khi phải từ chối lời mời nhận việc này vì lý do đã đồng ý thỏa thuận việc làm với một công ty khác. Rất mong Anh/Chị/Quý công ty thông cảm.

 

Em thật lòng biết ơn Anh/Chị/Quý công ty đã quan tâm đến hồ sơ ứng tuyển của em, dành thời gian phỏng vấn và cũng như gửi cho em lời mời đề nghị nhận việc cho vị trí này. Hy vọng chúng ta sẽ có cơ hội hợp tác trong tương lai.

 

Chúc Anh/Chị/Quý công ty sẽ nhanh chóng tìm được ứng viên phù hợp cho vị trí này. Chúc công ty Y sẽ luôn thành công và phát triển.

Trân trọng,
Ký tên

Từ chối lời mời làm việc là điều bình thường. Tuy nhiên, bạn nên viết thư từ chối rõ ràng, lịch sự để thể hiện sự trân trọng với công ty.

5. Phanmembiz - nhà cung cấp Zoho Mail chính hãng tại Việt Nam

Phanmembiz – trực thuộc BigIn JSC, là đối tác chính thức của Zoho tại Việt Nam. Chúng tôi cung cấp giải pháp Zoho Mail – email công ty theo tên miền riêng có độ bảo mật cao với chi phí vô cùng hấp dẫn. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hướng dẫn miễn phí tại đây.

 

Hoặc liên hệ ngay với chúng tôi qua:

Hotline: (+84) 981 710 440
Email: [email protected]
Địa chỉ: 138/30 Trương Công Định, Phường 14, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

>>> Đăng ký tư vấn dịch vụ Email marketing trên Zoho Mail: Đăng ký tại đây!

Trang chủ

Zoho Workplace

Zoho Mail

test

Zoho Mail

Zoho CRM

Zoho Mail

Blog